Rời khỏi Tử Cấm Thành Uyển_Dung

Năm 1924, tháng 10, Phổ Nghi bị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc do quân phiệt Phùng Ngọc Tường gây sức ép buộc phải rời khỏi Tử Cấm Thành. Ngày 5 tháng 11 năm đó, gia đình Phổ Nghi đã chính thức rời khỏi Tử Cấm Thành, đem theo Uyển Dung và Văn Tú. Họ sống như những người dân thường trong xã hội tại một ngôi làng ở Thiên Tân, nơi đã chịu sự quản lý bởi Nhật Bản[8]. Phổ Nghi từ đó đổi tên thành Phổ Hạo Nhiên (溥浩然).

Trong thời gian ở Thiên Tân, Uyển Dung hay tìm thú vui trong những cuộc đua ngựa, hội hè, vũ trường và đặc biệt là mua sắm, một hình thức để bà trở nên mới mẻ trong mắt Phổ Nghi khi bà và Văn Tú đang cố tranh sủng. Phổ Nghi bắt đầu gần gũi Uyển Dung hơn trước, đi đâu cũng chỉ dắt bà theo vì cho rằng Văn Tú là vợ lẽ. Việc này khiến Văn Tú không chịu nổi và quyết định ly dị Phổ Nghi năm 1931, nhất là khi bà biết được các quốc gia như Anh - Pháp chỉ cho phép đàn ông lấy một vợ. Sau đó, tuy Phổ Nghi dành nhiều thời gian hơn cho người vợ cả Uyển Dung, ông vẫn liên tục trách cứ bà về việc khiến Văn Tú rời khỏi. Quan hệ 2 người có phần rạn nứt[9].

Năm 1923, tháng 12, khi còn ở trong Tử Cấm Thành, Uyển Dung đã hưởng ứng hướng "Lâm thời Oa Oa đầu hội" (临时窝窝头会) tại Bắc Kinh, quyên tặng tiền đại dương 600 nguyên, lấy danh nghĩa cứu tế nạn dân. Hành động này của bà được các giới trong xã hội khen ngợi. Sang năm 1931, cơn đại hồng thủy đổ ập xuống Trung Hoa, khi đó có tới 16 tỉnh chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là vùng hạ du sông Trường Giangsông Hoài. Uyển Dung quyên góp trang sức, đổi ra tiền đại dương, bà còn cùng chồng Phổ Nghi quyên góp nhà lầu, tài sản vốn có để đổi tiền cứu tế dân sinh các nơi. Đặc biệt là chuỗi vòng trân châu vô giá mà bà yêu thích, cũng đem ra quyên góp, sự việc này rất được giới truyền thông lúc bấy giờ chú ý[10].

Đại công báo - 大公报》 đã dùng tiêu đề Phổ Hạo Nhiên phu nhân quyên Trân châu phiến tai (溥浩然夫人捐珍珠贩灾) để nói về sự việc này. Vì đề làm chuyên đề báo đạo, nguyên văn như sau:

Vợ chồng Phổ Nghi cùng Uyển Dung khi trở thành bình dân

昨日下午(一九三一年旧历八月初九)陈曾寿先生至本社,据谈溥浩然夫人对江淮灾民极为关切,久思加以赈济,只以手乏余资而未果。至昨为本社代收本埠赔款之最末一日,溥夫人遂慨然将其心爱的珍珠一串捐出,托陈先生送至本社变价助赈。并以鄂省灾情最重,嘱以珠价赈鄂,此珠串共有一百七十二颗,当初系以二千五百元购得。当由本社同仁偕同陈先生至金店变卖,因市价与原价较差,末便贸然处置。侯商得溥夫人同意再行办理。珠串现存本社,附图即此珠串之写真。溥浩然先生方以楼房助服,溥夫人复捐珠串为灾民续命,仁心义举……社会上云阔太太不乏富逾溥夫人者,益闻风兴起。

...

Hôm qua buổi chiều (năm 1913, lịch cũ ngày 9 tháng 8), Trần Từng Thọ tiên sinh đến bổn xã, nói Phổ Hạo Nhiên phu nhân đối nạn dân Giang Hoài cực kỳ quan tâm, lâu tư cứu tế mà không có kết quả. Đến một ngày trước khi bổn xã đại thu bản địa đền tiền, Phổ phu nhân xúc động đem một chuỗi trân châu mà bà rất yêu dấu quyên ra, thác Trần tiên sinh đưa đến bổn xã đổi giá bán. Cũng nghe tỉnh Ngạc tình hình tai nạn là nặng nhất, dặn bảo lấy châu hạt cứu tế tỉnh Ngạc, chuỗi ngọc sở hữu 172 viên, lúc trước lấy 2500 nguyên đặt mua. Đồng nghiệp từ bổn xã đã cùng đi với Trần tiên sinh đến tiệm vàng bán của cải lấy tiền mặt, nhân thị trường cùng giá gốc có sự chênh lệch, liền không thể tùy tiện xử trí, bèn thương lượng lại với Phổ phu nhân, khi đã đồng ý thì sẽ tiến hành xử lý. Chuỗi ngọc hiện có tại bổn xã, hình minh hoạ kèm theo đây là chụp chính chuỗi hạt ấy. Phổ Hạo Nhiên tiên sinh lấy nhà lầu trợ phục, Phổ phu nhân quyên chuỗi ngọc vì nạn dân tục mệnh, nhân tâm nghĩa cử……

Xã hội thượng vân khoát thái thái bất phạp phú du phổ phu nhân giả, ích văn phong hưng khởi

— Phổ Hạo Nhiên phu nhân quyên Trân châu phiến tai - 溥浩然夫人捐珍珠贩灾